ác nguồn phát sinh nước thải 

Nước thải của nhà máy phát sinh trong khâu bóc vỏ, tách, dịch bào và nước thải sinh hoạt của công nhân. Nước thải từ nhà máy chế biến sinh ra từ 3 diai đoạn sau:

Nước rửa:Nước thải chủ yếu là từ quá trình rửa ( Đất cát, chứa ít thành phần hữu cơ).
Nước thải sản xuất: Chứa nhiều chất hữu cơ, cặn lơ lững, paht1 sinh từ công đoạn băm, mài, tách....

Đặc điểm nước thải bột mì như sau:

Các thành phần hữu cơ như tinh bột, protein, xenluloza, pectin, đường có trong nguyên liệu củ mì tươi là nguyên nhân gây ô nhiễm cao cho các dòng nước thải của nhà máy sản xuất bột mì. Nước thải sinh ra từ dây chuyền sản xuất bột mì có các thông số đặc trưng như: pH thấp, hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ cao, thể hiện qua hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS), các chất dinh dưỡng chứa N, P, các chỉ số về nhu cầu oxy sinh học (BOD5), nhu cầu oxy hoá học (COD),… với nồng độ rất cao.
thành phần nước thải bột mì

II. Thuyết minh quy trình

Nước thải sau khi thải từ nhà máy sẽ được đưa vào bể lắng lọc (có thể không có): bể lắng này có tác dụng ổn định lại dòng nước, giúp đưa nước về trạng thái tĩnh, ổn định lại các thông số ô nhiễm như: COD, BOD, -CN. Ngoài ra tại bể lắng, ta có thể kiểm tra xem pH trong nước thải có thực sự phù hợp cho quá trình lên men kỵ khí tại bể Biogas hay không!

Nước sau khi qua bể lắng sẽ được đưa trực tiếp vào bể sinh học kỵ khí (thường dùng nhiều nhất là dạng bể Biogas): tại đây sẽ xảy ra quá trình lên men kỵ khí, một lượng lớn hợp chất hữu cơ, -CN sẽ được hệ vi sinh kỵ khí có trong bể phân hủy, bên cạnh đó dưới tác dụng của vi sinh thì kỵ khí, một lượng lớn khí sinh học metan (CH4) được tạo thành, ta có thể tận dụng khí này để đốt lò hơi, phục vụ cho việc sấy khô bột mì thành phẩm, góp phần giảm thiểu chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường.

Nước sau xử lý tại bể Biogas sẽ được đưa tiếp đến bể sinh học hiếu khí (thường dùng 2 dạng là Hồ sinh học tự nhiên hoặc dạng bể hiếu khí có sục khí liên tục Aerotank). Mỗi dạng bể đều có những ưu điểm riêng:

- Hồ sinh học ( sử dụng phổ biến cho các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên: Đắc Lack, Gia Lai, Kon Tum, Thanh Hóa,....): Hệ sinh học của hồ là một hệ VSV tuỳ tiện, ở trên cùng của màng là lớp vi khuẩn hiếu khí, lớp sâu bên dưới hồ là các vi khuẩn kỵ khí. Phần cuối cùng của màng là các động vật nguyên sinh và một số các vi khuẩn khác. Vi sinh trong hồ sinh học sẽ oxy hoá các chất hữu cơ, sử dụng chúng làm nguồn dinh dưỡng và năng lượng. Chất hữu cơ được tách ra khỏi nước, còn khối lượng của bùn sinh học trong hồ tăng lên. Màng vi sinh chết sẽ lắng xuống phía dưới, tạo thành lớp vi sinh đệm cho hồ. Thực tế trong bể luôn tồn tại 3 quá trình hiếu, thiếu và kỵ khí. Do đó hiệu quả khử nitơ và photpho của bể lọc tương đối cao. Để tăng thêm hiệu quả xử lý cho hồ sinh học, có thể thả thêm một ít lục bình hoặc bèo dâu để góp phần làm tăng thêm khả năng xử lý COD và Nito của vi sinh vật trong hồ. Phương pháp này không yêu cầu kĩ thuật cao, vốn đầu tư ít, chi phí hoạt động rẻ tiền, quản lý đơn giản và hiệu quả cũng khá cao.

- Dạng bể Aerotank có sục khí liên tục: dạng bể này được sử dụng phổ biến cho các nhà máy, khu công nghiệp,....): ưu điểm của dạng bể này là khả năng xử lý tốt, hệ vi sinh phát triển nhanh, thời gian xử lý ngắn hơn Hồ sinh học từ 10 – 15 ngày, do bể được sục khí liên tục, vi sinh trong bể là dạng vi sinh hiếu khí tùy nghi, hàm lượng Oxi hòa tan trong nước lớn, bên cạnh đó với việc sục khí liên tục thì sẽ giúp cho lớp vi sinh trong hệ được khuấy đều liên tục trong bể, giúp cho quá trình lên men hiếu khí đạt hiệu quả cao nhất!

bể aerotank xử lý nước thải 

Nước sau khi xử lý có thể chảy thẳng ra bể khử trùng trước khi qua bể lắng để xả thải ra môi trường (nếu như sử dụng Hồ sinh học).

Trường hợp sử dụng bể Aerotank thì nước sau xử lý cần được đưa vào bề xử lý hóa lý – keo tụ tạo bông: tại bể này, với việc sử dụng thêm các hóa chất như Polymer, PAC: sẽ giúp lôi kéo hầu như toàn bộ lượng chất rắn lơ lửng còn sót lại trong trong nước trước khi qua bể khử trùng và bể lắng hoàn thiện để thải ra môi trường!

III. Những dự án tiêu biểu đã thực hiện

Công ty chế biến tinh bột mì An bình Công xuất 300 m3/ngày
Tính chất ô nhiễm:
BOD 5050 mg/l, N tổng 300 mg/l, P 30 mg/l, TSS 1200 mg/l
Quy trình xử lý nước thải được áp dụng tại nhà máy
Hố gom - lắng Cát - Điều hòa –  keo tụ – tạo bông – Hiếu khí – Lắng – Khử trùng.
Công ty chế biến Tinh Bột Sắn Uyên Thành ( Nghệ An) Công Xuất: 500m3/ngày.

Tính chất ô nhiễm:
BOD 4000 mg/l, N tổng 250 mg/l, P 40 mg/l, TSS 1000 mg/l
Quy trình xử lý nước thải được áp dụng tại nhà máy
Hố gom - lắng Cát - Điều hòa –  keo tụ – tạo bông – Hiếu khí – Lắng – Khử trùng - Bồn lọc áp lực.

Nếu quý doanh nghiệp có thắc mắc hoặc có nhu cầu thiết kế thi công, hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH xử lý nước Nguyễn Thế để quý doanh nghiệp có một hệ thống xử lý nước thải hiện đại nhất với giá cả thấp nhất, thời gian hoàn thành dự án nhanh nhất. Chúng tôi đảm bảo rằng sẽ làm hài lòng tất cả quý doanh nghiệp khi đến với công ty chúng tôi.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH XỬ LÝ NƯỚC NGUYỄN THẾ

Địa chỉ: 648 Đại Lộ Bình Dương, P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, T.Bình Dương

Điện thoại: 0975.006.007

Phòng kinh doanh: 0975.10.14.18

Email: locnuocnguyenthe@gmail.com

Website: xulynuocbinhduong.com

Đang cập nhật